Giống vật nuôi quý, hiếm là gì? Trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm và trình tự, thủ tục, thẩm quyền trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm; chấp thuận về việc trao đổi quốc tế nguồn gen giống vật nuôi có trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo được thực hiện như thế nào?

Giống vật nuôi quý, hiếm là gì? Trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm và trình tự, thủ tục, thẩm quyền trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm; chấp thuận về việc trao đổi quốc tế nguồn gen giống vật nuôi có trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo được thực hiện như thế nào?

Giống vật nuôi quý, hiếm là gì? Trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm và trình tự, thủ tục, thẩm quyền trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm; chấp thuận về việc trao đổi quốc tế nguồn gen giống vật nuôi có trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo được thực hiện như thế nào?

Luật sư cho tôi hỏi: Tôi nghe nói hiện nay có những quy định rất chặt chẽ về việc trao đổi giống vật nuôi quý, hiếm, nhất là liên quan đến nguồn gen. Vậy giống vật nuôi quý, hiếm là gì? Và nếu tôi là tổ chức, cá nhân có nhu cầu trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm thì trình tự, thủ tục thực hiện như thế nào? Ngoài ra, nếu muốn trao đổi quốc tế nguồn gen giống vật nuôi nằm trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm hay quảng cáo thì có được không?Thẩm quyền quyết định việc đó thuộc về ai? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

MỤC LỤC

1. Giống vật nuôi quý, hiếm là gì?

2. Trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm được quy định như thế nào?

3. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm; chấp thuận về việc trao đổi quốc tế nguồn gen giống vật nuôi có trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo được thực hiện như thế nào?

3.1. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm

3.2. Chấp thuận về việc trao đổi quốc tế nguồn gen giống vật nuôi có trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo

 

Trả lời:

1. Giống vật nuôi quý, hiếm là gì?

Để thống nhất cách hiểu về giống vật nuôi quý, hiếm là gì, pháp luật đã quy định tại khoản 12 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

12. Giống vật nuôi quý, hiếm là giống vật nuôi có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế mà số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng.”

Theo đó, giống vật nuôi quý, hiếm được hiểu là giống vật nuôi có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế mà số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng. Hiện nay, Nhà nước đầu tư cho các hoạt động bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm và nghiêm cấm các hành vi xuất khẩu trái phép nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm. Nếu các cá nhân, tổ chức thực hiện trái phép hành vi này thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm được quy định như thế nào?

Nhằm bảo vệ được nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm, Điều 15 Luật Chăn nuôi 2018 đã quy định rõ về việc trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm như sau:

Điều 15. Trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm

1. Tổ chức, cá nhân được trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm để phục vụ nghiên cứu, chọn, tạo dòng, giống vật nuôi mới và sản xuất, kinh doanh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Việc trao đổi quốc tế nguồn gen giống vật nuôi có trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

3. Tổ chức, cá nhân trao đổi quốc tế nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm phải thực hiện quy định của Luật này và pháp luật về thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học của Việt Nam.

4. Việc trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm của Việt Nam cho bên thứ ba phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

5. Khi trao đổi quốc tế nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm để phổ biến trong sản xuất hoặc tạo ra giống mới do tổ chức, cá nhân Việt Nam cung cấp và thuộc quyền tác giả của Việt Nam thì tổ chức, cá nhân Việt Nam được hưởng quyền tác giả theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước trao đổi quốc tế là thành viên.”

* Lưu ý: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nay cùng với Bộ Tài nguyên và Môi trường được hợp nhất thành Bộ Nông nghiệp và Môi trường (căn cứ mục 2.3 Phần II Kết luận số 121-KL/TW ngày 24/01/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và khoản 8 Điều 1 Nghị quyết số 176/2025/QH15 ngày 18/02/2025 của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV).

Để hướng dẫn chi tiết hơn cho các tổ chức, cá nhân trong việc trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm để phục vụ nghiên cứu, chọn, tạo dòng, giống vật nuôi mới và sản xuất, kinh doanh, Điều 3 Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư số 21/2024/TT-BNNPTNT ngày 11/12/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi đã quy định như sau:

Điều 3. Quy định về trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm để phục vụ nghiên cứu, chọn, tạo dòng, giống vật nuôi mới và sản xuất, kinh doanh

1. Tổ chức, cá nhân được trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm bao gồm: con giống, trứng giống, tinh, phôi, ấu trùng và các vật liệu di truyền khác được khai thác từ vật nuôi quý, hiếm.

2. Tổ chức, cá nhân tham gia trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm phải thực hiện đúng mục đích, nội dung đã đăng ký với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

3. Định kỳ hằng năm vào tháng 12 hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bằng văn bản và bản điện tử về tình hình và kết quả sử dụng nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm đã trao đổi theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.”

Ngoài ra, Điều 4 Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi còn quy định biểu mẫu hồ sơ trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm như sau:

Điều 4. Biểu mẫu hồ sơ trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm

1. Đơn đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Lý lịch nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm đăng ký trao đổi theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.”

Qua đó, thấy được rằng Nhà nước hết sức quan tâm đến việc bảo vệ nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm. Để được trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm này đặc biệt là trao đổi với mục đích phục vụ nghiên cứu, chọn, tạo dòng, giống vật nuôi mới và sản xuất, kinh doanh thì cần phải tuân theo các quy định trên của pháp luật và chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cần thiết theo biểu mẫu để thực hiện việc trao đổi.

3. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm; chấp thuận về việc trao đổi quốc tế nguồn gen giống vật nuôi có trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo được thực hiện như thế nào?

3.1. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm

Nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm là tài nguyên di truyền có giá trị đặc biệt, cần được quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý. Để bảo đảm việc trao đổi các nguồn gen này được thực hiện đúng quy định, Điều 16 Luật Chăn nuôi 2018 đặt ra trình tự, thủ tục trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm như sau:

Điều 16. Trình tự, thủ tục trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm

1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm nộp 01 bộ hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Hồ sơ trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm bao gồm:

a) Đơn đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm;

b) Lý lịch nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm cần trao đổi;

c) Các văn bản có liên quan đến trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, thẩm định và quyết định trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do.

4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định biểu mẫu hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này.”

Như vậy, chủ thể nào có nhu cầu trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm thì phải chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật nộp đến cơ quan có thẩm quyền là Bộ Nông nghiệp và Môi trường để được xem xét, thẩm định và quyết định theo đúng trình tự của quy định pháp luật.

3.2. Chấp thuận về việc trao đổi quốc tế nguồn gen giống vật nuôi có trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo

Quyết định trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm cũng như chấp thuận việc trao đổi quốc tế nguồn gen giống vật nuôi có trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo quy định tại khoản 2, 4 Điều 15 và khoản 3 Điều 16 Luật Chăn nuôi 2018 sẽ được thực hiện theo khoản 1 Điều 9 Nghị định số 136/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 của Chính phủ quy định phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường. Theo đó, pháp luật đã quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y phân quyền cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường thực hiện như sau:

Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y phân quyền cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường thực hiện

1. Quyết định trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm; chấp thuận về việc trao đổi quốc tế nguồn gen giống vật nuôi có trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo quy định tại các khoản 2 và 4 Điều 15, khoản 3 Điều 16 Luật Chăn nuôi.

Trình tự, thủ tục thực hiện quy định tại mục 1 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.”

Dấn chiếu đến mục 1 Phụ lục II Nghị định số 136/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 của Chính phủ quy định phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường quy định như sau:

1. Trình tự, thủ tục Quyết định trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm; chấp thuận về việc trao đổi quốc tế nguồn gen giống vật nuôi có trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo

a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị quyết định trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm; chấp thuận về việc trao đổi quốc tế nguồn gen giống vật nuôi có trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo đến Cơ quan được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính bằng hình thức trực tiếp hoặc môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính;

b) Cơ quan được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01 ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính bằng văn bản;

c) Trong thời hạn 17 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chuyên môn được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường giao giải quyết thủ tục hành chính tổ chức thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường xem xét, quyết định;

d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Cơ quan chuyên môn được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường giao giải quyết thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường quyết định trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm; chấp thuận về việc trao đổi quốc tế nguồn gen giống vật nuôi có trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo; trường hợp không trao đổi, chấp thuận thì phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân.”

Như vậy, trình tự, thủ tục cũng như thẩm quyền trong việc quyết định trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm và chấp thuận trao đổi quốc tế đối với nguồn gen thuộc danh mục cấm xuất khẩu trong các trường hợp phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo đã được pháp luật nêu rõ quy trình như trên. Quy định trên đã nêu một cách rõ ràng, minh bạch và đầy đủ quy trình để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các chủ thể thực hiện. Điều này thể hiện rõ nguyên tắc phân quyền gắn với trách nhiệm, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y, đồng thời bảo đảm việc trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm diễn ra có kiểm soát, phục vụ đúng mục đích và lợi ích quốc gia.

Trân trọng./.

Bài viết liên quan

Góp ý