Đèn xanh bật nhưng không chạy xe đi thì có bị xử phạt gì không?

Đèn xanh bật nhưng không chạy xe đi thì có bị xử phạt gì không?

Đèn xanh bật nhưng không chạy xe đi thì có bị xử phạt gì không?

Khi đèn xanh bật, người tham gia giao thông có bắt buộc phải di chuyển ngay không? Nếu dừng lại mà không có lý do, có bị xử phạt hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

MỤC LỤC

1. Đèn xanh bật nhưng không chạy xe đi thì có bị xử phạt gì không?

2. Nếu dừng lại khi đèn xanh mà không có lý do, người tham gia giao thông có bị xử phạt không?

 

Trả lời:

1. Đèn xanh bật nhưng không chạy xe đi thì có bị xử phạt gì không?

Căn cứ theo điểm a khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định như sau:

“Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ

4. Tín hiệu đèn giao thông có 03 màu, gồm: màu xanh, màu vàng, màu đỏ; có hiển thị thời gian hoặc không hiển thị thời gian. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành như sau:

a) Tín hiệu đèn màu xanh là được đi; trường hợp người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang đi ở lòng đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường;

b) Tín hiệu đèn màu vàng phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì được đi tiếp; trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác;

c) Tín hiệu đèn màu đỏ là cấm đi.

5. Báo hiệu của biển báo hiệu đường bộ được quy định như sau:

a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;

b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;

c) Biển hiệu lệnh để báo hiệu lệnh phải thi hành;

d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;

đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung cho biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

…”

Theo đó, việc không di chuyển khi đèn xanh không bị coi là vi phạm nếu xét thấy tình huống cần nhường đường cho người đi bộ hoặc xe lăn của người khuyết tật đang qua đường.

2. Nếu dừng lại khi đèn xanh mà không có lý do, người tham gia giao thông có bị xử phạt không?

Người điều khiển phương tiện không di chuyển khi đèn xanh mà không có lý do được xem là hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao nên vẫn bị phạt căn cứ tại điểm b, khoản 9, Điều 6 và điểm c, khoản 7, Điều 7 Nghị định 168/2024 quy định như sau:

“Điều 6. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

9. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;

b) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

c) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

d) Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển "Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 11 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.

…”

Theo đó điểm c khoản 7, Điều 7 Nghị định 168/2024 quy định như sau:

“Điều 7. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định; điều khiển xe đi trên vỉa hè, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua vỉa hè để vào nhà, cơ quan;

b) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;

c) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

d) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

đ) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;

…”

Như vậy, Người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các phương tiện như ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự.

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại phương tiện tương tự, mức phạt tiền sẽ dao động từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Trân trọng./.

Bài viết liên quan

Góp ý