Khai thác, sử dụng tài nguyên nước là gì? Các hành vi nào bị nghiêm cấm?

Khai thác, sử dụng tài nguyên nước là gì? Các hành vi nào bị nghiêm cấm?

Khai thác, sử dụng tài nguyên nước là gì? Các hành vi nào bị nghiêm cấm?

Luật sư cho tôi hỏi: Cơ sở sản xuất gạch nung của tôi có kế hoạch sẽ sử dụng nước từ giếng khoan để phục vụ cho hoạt động sản xuất. Trước khi bắt đầu thực hiện kế hoạch, tôi muốn biết thế nào là khai thác, sử dụng tài nguyên nước và pháp luật hiện hành quy định về hành vi bị nghiêm cấm như thế nào? Tôi mong nhận được sự hỗ trợ từ Luật sư!

MỤC LỤC

1. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước là gì?

2. Các hành vi bị nghiêm cấm được quy định như thế nào?

 

Trả lời:

1. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước là gì? 

Khai thác, sử dụng tài nguyên nước được quy định cụ thể tại khoản 24 Điều 2 Luật Tài nguyên nước năm 2023 như sau:

“Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

...

24. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước là hoạt động khai thác, sử dụng tiềm năng, giá trị của tài nguyên nước để phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội, môi trường, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hoá, đa dạng sinh học.

Có thể hiểu khai thác, sử dụng tài nguyên nước là hoạt động nhằm khai thác, sử dụng tài nguyên nước gồm: Nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển nhằm phục vụ cho nhiều lĩnh vực đời sống, bảo đảm nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, môi trường và cuộc sống của người dân.

Ví dụ: Khai thác nước ngầm để sử dụng trong sinh hoạt, khai thác nước biển để sản xuất muối,...

Đồng thời, việc khai thác, sử dụng nước còn cần bảo tồn các giá trị tôn giáo, tín ngưỡng và các giá trị văn hóa, đa dạng sinh học khác như: Lễ hội truyền thống, khu bảo tồn thiên nhiên,...

2. Các hành vi bị nghiêm cấm được quy định như thế nào? 

Khi thực hiện hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước cần lưu ý các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm được quy định tại Điều 8 Luật Tài nguyên nước năm 2023 như sau:

“Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Đổ chất thải, rác thải, đổ hoặc làm rò rỉ các chất độc hại, xả khí thải độc hại vào nguồn nước.

2. Xả nước thải vào nguồn nước dưới đất; xả nước thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải vào nguồn nước mặt, nước biển.

3. Xả nước thải, đưa các chất thải vào vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.

4. Thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, hành nghề khoan nước dưới đất trái phép.

5. Lấn, lấp sông, suối, kênh, mương, rạch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đặt vật cản, chướng ngại vật, xây dựng công trình kiến trúc, trồng cây gây cản trở thoát lũ, lưu thông nước ở các sông, suối, hồ chứa, kênh, mương, rạch nhưng không có biện pháp khắc phục.

6. Khai thác trái phép cát, sỏi, bùn, đất và các loại khoáng sản khác trên sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, trong hành lang bảo vệ nguồn nước; khoan, đào, xây dựng nhà cửa, công trình, vật kiến trúc và các hoạt động khác trong hành lang bảo vệ nguồn nước gây sạt lở bờ sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ.

7. Phá hoại các công trình bảo vệ, điều tiết, tích trữ nước, khai thác, sử dụng, quan trắc, giám sát tài nguyên nước, công trình phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra.

8. Làm sai lệch thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước.

9. Không tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

10. Xây dựng đập, hồ chứa, công trình điều tiết, tích trữ nước, phát triển nguồn nước trái quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch khác có liên quan.”

Từ cơ sở trên, các hành vi như: Đổ chất thải, rác thải, xả khí thải độc vào nguồn nước; lấn chiếm sông, suối; khai thác, sử dụng, khoannước ngầm trái phép; xây dựng công trình sai quy hoạch, dẫn đến sạt lở; đặt vật cản gây cản trở dòng chảy;... hay các hành vi có thể gây hậu quả nghiêm trọng, làm sai lệch thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước đều bị pháp luật nghiêm cấm.

thể thấy, việc xác định cụ thể các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực tài nguyên nước không chỉ là nền tảng pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên nước trước các nguy cơ khai thác quá mức, ô nhiễm và sử dụng sai mục đích mà thông qua đó, thể hiện rõ mục tiêu quản lý tài nguyên nước dựatrên nguyên tắc phát triển bền vững, kịp thời bảo đảm cơ chế xử lý nghiêm ngặtcác hành vi vi phạm.

Trân trọng./.

Bài viết liên quan

Góp ý